Một trong những nguồn doanh thu lớn nhất của doanh nghiệp đến từ việc mua sắm của nhóm khách hàng thân thiết. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không biết cách khai thác giá trị của tệp khách hàng này. Bài viết dưới đây, GoSELL sẽ giới thiệu đến các SELLER cách tăng tỷ lệ mua lại với nhóm khách hàng thân thiết

Nhóm khách hàng thân thiết

Khách hàng thân thiết là gì?

Nhóm khách hàng thân thiết 1

Khách hàng thân thiết được hiểu là những khách hàng trung thành với doanh nghiệp được phân loại dựa trên số lượng mua, mức độ đánh giá tin cậy… Bạn có thể hiểu đây là những khách hàng đã từng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ có sự tin dùng đối với thương hiệu và sẵn sàng mua, sử dụng thêm dịch vụ vào lần sau.

Lòng trung thành của khách hàng chính là thước đo khả năng liệu họ có sử dụng lại sản phẩm, dịch vụ của một công ty hay không. Để có được lòng trung thành thì hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp phải có giá trị sử dụng, đồng thời phải tạo được cho khách hàng một trải nghiệm tích cực.

>>>Xem thêm: Cách tạo chương trình khách hàng thành viên

Tầm quan trọng của khách hàng thân thiết đối với doanh nghiệp

Bản thân hai từ “thân thiết” đã rất giàu ý nghĩa. Nó gần như là sự phấn đấu mà mỗi doanh nghiệp hướng đến trong mọi mối quan hệ với khách hàng. Đối với doanh nghiệp, chẳng điều gì tuyệt vời hơn khi có họ một tệp khách hàng thân thiết, càng nhiều càng tốt.

Đầu tiên, nhóm khách hàng này giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là những đối tượng có khả năng mua hàng với số lượng và số lần nhiều nhất.

Thứ hai, nhóm khách hàng này đảm bảo sự kết nối giữa doanh nghiệp và người dùng trên mọi kênh tương tác. Khách hàng thân thiết là những người biết đến thương hiệu của bạn, càng nhiều khách hàng thân thiết càng tăng độ nhận diện thương hiệu và danh tiếng của nhãn hàng. Đây là một trong những yếu tố mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn.

Sở hữu lượng khách hàng thân thiết cao giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ khách hàng rời bỏ sản phẩm, dịch vụ của công ty. Như đã nói ở trên, khách hàng thân thiết có lòng trung thành nhất định đối với sản phẩm, biểu hiện ở việc họ sẵn sàng tin dùng và tái mua sản phẩm ngay cả khi có một sản phẩm cùng loại của một thương hiệu khác được bày bán trước mặt.

Các cách tăng tỷ lệ mua lại với nhóm khách hàng thân thiết

Với tầm quan trọng được trình bày ở trên, doanh nghiệp sẽ phải biết cách tận dụng nguồn khách hàng thân thiết sẵn có, đồng thời mở rộng thêm số lượng nhóm khách hàng này. Để làm được điều này, có thể thực hiện bằng những cách sau.

Tạo cấp độ thành viên

Nhóm khách hàng thân thiết 2

Tạo cấp độ thành viên là cách cơ bản nhưng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể thực hiện để tăng tỷ lệ mua lại, tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng thân thiết. Mỗi cấp độ ứng với những ưu đãi về quyền lợi khác nhau. Bằng cách này sẽ kích thích khách hàng liên tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ để nâng cấp thành viên của mình.

VÍ DỤ: Trung tâm California Fitness and Yoga phát hành 7 loại thẻ, tương ứng với 7 cấp độ hội viên. Cấp độ càng cao, dịch vụ càng nhiều. Cụ thể:

  • Thẻ Silver (thẻ bạc): Là mức thẻ hội viên thấp nhất, dành cho những hội viên chỉ tập một bộ môn Gym hoặc Yoga. Ngoài các dịch vụ chung, chủ thẻ Silver không được sử dụng thêm dịch vụ chăm sóc nào. 
  • Thẻ Gold (thẻ vàng): Ngoài Gym và Yoga, thẻ Gold cho phép hội viên đăng ký thêm một số bộ môn khác như Zumba, dance, múa cột,… với học phí tính riêng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dịch vụ thư giãn như xông hơi, tắm nước nóng, massage,…
  • Thẻ Platinum (thẻ bạch kim): Hội viên sở hữu thẻ bạch kim này được tập ở các trung tâm Cali khác nhau. Bạn cũng được quyền chủ động về thời gian với lịch tập full-time tập bất kể giờ giấc. Các quyền lợi khác như được tham gia tất cả các câu lạc bộ khác như body pum, core fit, dance, đạp xe, múa cột,…
  • Tiếp đó là các thẻ Titanium, thẻ Diamond, thẻ Centuryon… với các quyền lợi hấp dẫn khác.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt chương trình khách hàng thân thiết trên GoSELL 

Gửi thông báo đẩy

Nhóm khách hàng thân thiết 3

Với khách hàng thân thiết, doanh nghiệp thông thường đã nắm được thông tin cá nhân, đặc điểm về nhân khẩu học của họ. Từ đây bạn có thể gửi đi những thông báo đẩy phù hợp để thúc đẩy họ mua hàng. 

Những thông báo đẩy sẽ kịp thời cung cấp những thông tin giá trị như chương trình giảm giá, chương trình khuyến mãi, ưu đãi trong ngày sinh nhật,… đến nhóm khách hàng này. Hoặc nhắc họ hoàn tất việc thanh toán, mua hàng những sản phẩm đã được cho vào giỏ hàng trước đó. 

VÍ DỤ: Với những khách hàng đã và đang sử dụng các gói dịch vụ của GoSELL, mỗi khi ra mắt phiên bản mới GoSELL sẽ gửi đến bạn những thông báo được hiển thị trên màn hình điện thoại để quý khách hàng tiện theo dõi, không bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Như hình dưới đây.

>>>Đọc thêm: Hướng Dẫn Lên Lịch Gửi Thông Báo Đẩy (Push) Trên App

Gửi Email Marketing

Email marketing là một hình thức tiếp thị rất hiệu quả trong khi chi phí phải bỏ ra thấp. Email tiếp thị sẽ được gửi trực tiếp đến Hộp thư đến của khách hàng. Điều này đảm bảo khách hàng nhận và đọc được các thông tin quan trọng từ nhãn hàng.

VÍ DỤ: Adidas là một thương hiệu rất thành công trong chiến dịch Email marketing của họ. Cách thực hiện của Adidas như sau:

  • Tuần đầu tiên, Adidas gửi cho khách hàng một email chào mừng và thông báo họ đủ điều kiện để mở khóa sản phẩm đặc biệt.
  • Tuần tiếp theo, Adidas gửi email khuyến khích khách hàng nêu những điểm yêu thích về sản phẩm, đính kèm đường link tải ứng dụng Adidas.

Adidas tin rằng hai tuần là khoảng thời gian thích hợp để khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Sau đó, với những khách hàng đã đăng ký thông tin, Adidas sẽ gửi đến họ những ưu đãi về sản phẩm.

Tặng mã giảm giá, coupon/ voucher

Một cách để tăng tỷ lệ mua, sử dụng lại dịch vụ của khách hàng hiệu quả chính là tặng voucher, mã giảm giá. Các ưu đãi như trên sẽ kích thích nhu cầu tái sử dụng của khách hàng thân thiết.

VÍ DỤ: Các ứng dụng gọi xe như Grab, Gojek… thường gửi đến khách hàng những mã giảm giá cho các chuyến đi tiếp theo. Mức giảm rất đa dạng, từ 10 ngàn, 20 ngàn… cho đến miễn phí chuyến tiếp theo.

Trên đây GoSELL vừa hướng dẫn bạn cách tăng tỷ lệ mua lại với nhóm khách hàng thân thiết. Các SELLER hãy biết cách khai thác giá trị mà nhóm khách hàng này mang lại để có thể bán được hàng nhiều hơn, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu.